0961.233.282 0961.233.282
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Tài liệu
  • Sản phẩm
    • Nhóm hỗn dịch tiêm
    • Nhóm dung dịch tiêm
    • Nhóm dung dịch uống và bột
    • Nhóm kháng sinh hàm lượng cao
    • Nhóm sát khuẩn
  • Tin tức
    • Tin Tức
    • Video
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  1. Trang chủ
  2. Tin Tức
  3. Hội chứng lật ngửa và giảm đẻ trên vịt do virus tembusu

Hội chứng lật ngửa và giảm đẻ trên vịt do virus tembusu

Hội chứng lật ngửa và giảm đẻ trên vịt do virus tembusu

22/05/2025

1. Đặc điểm bệnh

Bệnh chủ yếu cảm nhiễm trên vịt ở mọi độ tuổi với biểu hiện sinh trưởng chậm với vịt thịt, giảm hoặc ngừng sinh sản với vịt nuôi theo hướng sinh sản, tỷ lệ chết tương đối cao. Hiện tại chưa có vaccine chính ngạch cho bệnh Tembusu, nên bệnh đang diễn biến phức tạp.

2. Nguyên nhân cơ chế truyền lây

 Bệnh do virus Tembusu thuộc họ Flavivirus, là một RNA virus nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ba và cs.(2022) cho thấy chủng virus Tembusu lưu hành ở miền Bắc Việt Nam tương đồng cao với virus phân lập từ Thái Lan.

Virus có thể lan truyền từ con bệnh sang con khỏe qua hô hấp, tiêu hóa, tiếp xúc. Ngoài ra còn có minh chứng muỗi là nhân tố trung gian truyền bệnh.

3. Triệu chứng

 Vịt con 3 tuần tuổi trở lên và vịt thịt:  Đàn vịt khi nhiễm bệnh sẽ giảm ăn đột ngột, sinh trưởng giảm, tiêu chảy phân trắng, loãng, chảy nước mũi, các triệu chứng thần kinh như đi lại mất thăng bằng, vịt nằm lật ngửa, chân tê liệt. Tỷ lệ bị bệnh có thể lên đến 90% và tỷ lệ chết 5-30% phụ thuộc điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.

Đối với vịt đẻ: Triệu chứng xuất hiện sớm là giảm lượng ăn vào và giảm lượng trứng đột ngột. Tiếp đến xuất hiện tiêu chảy phân xanh dẫn đến suy nhược, giai đoạn sau của bệnh vịt có biểu hiện thần kinh, đi lại bất thường, nặng thì bại liệt hoàn toàn. Diễn biến ổ dịch xảy ra trong vòng 7-10 ngày, tỷ lệ chết trong đàn có thể từ 5-15%, những con vịt trong đàn qua khỏi ngày 10 sẽ phát triển kém, sinh sản kém, dẫn đến chăn nuôi không có hiệu quả.

Triệu chứng bệnh Tembusu trên vịt

4. Bệnh tích

 Xác chết gầy, túm lông đuôi dính phân xanh. Mổ khám cho thấy phù não, màng não xuất huyết, và mạch máu bị tắc nghẽn. Xoang ngực tích dịch màu vàng, cơ tim thoái hóa biến chất. Xoang bụng tích dịch màu vàng, gan sưng to nhạt màu hoặc vàng, lách sưng to sung huyết. Mặt trong dạ dày cơ bị bong tróc, niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết, niêm mạc ruột xuất huyết tràn lan. Tuyến tụy sưng xuất huyết hoặc hoại tử.

Ngoài những bệnh tích trên vịt đẻ viêm, xuất huyết buồng trứng và thoái hóa, vỡ các nang trứng non, viêm xuất huyết ống dẫn trứng và phúc mạc.

5. Phát hiện bệnh

 Chẩn đoán lâm sàng: Căn cứ vào dịch tễ lưu hành bệnh, căn cứ  triệu chứng lâm sàng và căn cứ vào bệnh tích mổ khám đặc trưng để chẩn đoán Tembussu.

Chẩn đoán xét nghiệm:

  • Chẩn đoán virus: thông qua lấy mẫu xét nghiệm bằng sinh học phân tử RT-PCR.
  • Chẩn đoán huyết thanh: có thể sử dụng phương pháp ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) để tầm soát, xét nghiệm huyết thanh vịt: Việc phát hiện mẫu huyết thanh dương tính trong các đàn vịt chưa tiêm phòng với vaccine Tembusu chứng tỏ trong quá khứ đàn vịt đó đã từng nhiễm bệnh thể nhẹ, tuy nhiên những di chứng bệnh có thể sẽ làm giảm hiệu quả chăn nuôi. Vậy nên tầm soát mầm bệnh sẽ giúp cho nhà chăn nuôi có những giải pháp để giảm thiểu thiệt hại kinh tế.

Triệu chứng bệnh trên vịt con: vịt nằm lật ngửa, chân tê liệt.

 

6. Giải pháp trong bối cảnh chưa có vaccine hữu hiệu, vaccine chính ngạch

Hiện tại chưa có vaccine chính ngạch nhập về để phòng bệnh Tembusu, trước bối cảnh đó nhiều loại vaccine trên thị trường không chính ngạch hiệu quả chưa được kiểm duyệt. Việc tầm soát phát hiện mầm bệnh sẽ rất quan trọng.

Khi chưa có dịch: thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi vịt, tiêm đủ các loại vaccine trong quy trình để nâng cao sức đề kháng chung cho vịt.

Định kỳ tuần 2 lần tiêu độc khử trùng, diệt côn trùng, khai thông cống rãnh và phát quang bụi rậm. Định kỳ cần tầm soát sự lưu hành của virus Tembusu thông qua giám sát huyết thanh phát hiện sớm để có hướng xử lý giảm thiệt hai chăn nuôi.

Khi có dịch: Cần phát hiện sớm để cách ly những con ốm ra khỏi đàn, tiến hành phun khử trùng trên những con vịt chết và chất thải của chúng trước khi mang đi chôn, cần rắc vôi trước khi lấp đất.

Tăng cường giám sát theo dõi để cách ly vịt ốm, tiêu độc khử trùng ngày 1 lần.

Vịt trong đàn chưa có triệu chứng cần tăng sức đề kháng bằng cách bổ sung điện giải, hạ sốt, men tiêu hóa, giải độc gan thận.

Cần sát trùng để trống chuồng trại sau 1,5 đến 2 tháng mới cho tái đàn.

Danh mục
Tin Tức
Video
Bài viết nổi bật
Bệnh Nấm Trên Cá – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Giải Pháp Phòng Bệnh
19/07/2024
4 Bệnh Phổ Biến Do Mycoplasma Trên Heo
19/07/2024
Bệnh IB Thể Thận Trên Gà Và Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả Nhất
19/07/2024
Hội chứng lật ngửa và giảm đẻ trên vịt do virus tembusu
19/07/2024
Bệnh viêm da nổi cục là gì? Nguy hiểm như thế nào?
19/07/2024
Bài viết khác
19/07/2024
Đừng Chủ Quan Với Các Bệnh Đường Ruột Trên Tôm
19/07/2024
4 Bệnh Phổ Biến Do Mycoplasma Trên Heo
19/07/2024
Bệnh IB Thể Thận Trên Gà Và Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả Nhất
19/07/2024
Bệnh Nấm Trên Cá – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Giải Pháp Phòng Bệnh
19/07/2024
Bệnh viêm da nổi cục là gì? Nguy hiểm như thế nào?
CÔNG TY TNHH VT VET PHARMA
142/41 Bạch Đằng, phường 24, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
0961.233.282
info@tedfast.vn
Thông tin
Nhóm hỗn dịch tiêm
Nhóm dung dịch tiêm
Nhóm dung dịch uống và bột
Nhóm kháng sinh hàm lượng cao
Nhóm sát khuẩn
Kết nối
Bản đồ
© Designed & Developed by TEDFAST