Đừng Chủ Quan Với Các Bệnh Đường Ruột Trên Tôm
Đừng Chủ Quan Với Các Bệnh Đường Ruột Trên Tôm
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ao nuôi do bà con sử dụng kháng sinh, hóa chất tràn lan khiến bệnh đường ruột trên tôm càng trở nên khó kiếm soát làm giảm năng suất, chất lượng tôm nuôi.
1. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đường ruột trên tôm nhưng nguyên nhân chính là do vi khuẩn Vibrio. Vi khuẩn này xâm nhập vào đường ruột tôm, chúng bám vào thành ruột, tiết ra độc tố phá hủy thành ruột và làm cho thành ruột bị viêm, tôm không ăn được khiến đường ruột tôm bị trống.
– Ngoài ra bệnh còn do 1 số nguyên nhân sau:
- Nhiễm ký sinh trùng Gregarine (trùng 2 tế bào): khi tôm ăn phải ký chủ của loài Gregarine này như nhuyễn thể 2 mãnh vỏ, giun nhiều tơ, ốc.. sẽ bị ấu trùng xâm nhập vào ruột, phát triển thành dạng trưởng thành, sống ký sinh và bám vào thành ruột. Khi mật độ Gregarine dày đặc sẽ làm tắc nghẽn ruột, hình thành những tổn thương ở đường ruột tạo điều kiện cho tác nhân cơ hội tấn công gây bệnh cho tôm nuôi.
- Thức ăn: Tôm ăn thức ăn bị ẩm mốc, nhiễm khuẩn gây ngộ độc cho tôm
- Tôm ăn phải tảo độc trong ao như tảo lam: loài tảo độc này sẽ tiết độc tố làm tê liệt lớp biểu bì mô ruột, làm ruột không hấp thu được thức ăn, tôm yếu và bị bênh.
- Môi trường: Thời tiết thất thường như mưa nắng kéo dài cũng làm cho tôm yếu, bỏ ăn làm cho ruột trống
- Chất lượng nước kém: nước đục, nhiều bọt dơ, tảo tàn, tảo nở hoa, khí đôc… làm cho tôm stress, ăn kém hoặc bỏ ăn.
2. Triệu chứng
- Tôm ăn ít hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ, tấp mé, tôm bị chậm lớn, sức khỏe yếu
- Đường ruột loãng làm tôm không hấp thụ được thức ăn tôm bị hoại tử đường ruột
- Đường ruột của tôm bị đứt khúc thành từng đoạn hoặc thức ăn không có ở ruột tôm, đường phân bị cong, có màu sắc nhợt nhạt
- Nếu bị nặng hơn thì tôm bị mũ cuối đuôi, tôm xuất hiện đốm trắng, đường ruột có thể bị xuất huyết
- Khi kiểm tra nhá, phân tôm không suông dễ rã, ngắn, màu sắc nhợt nhạt khác với màu phân bình thường.
- Sau khi tôm mắc bệnh đường ruột, nếu cho ăn nhiều, chúng sẽ chết càng nhanh và hiện tượng chết sẽ xảy ra sau 2 – 3 ngày. Nếu khỏi thì cũng gây thiệt hại lớn, tôm có nguy cơ bị teo gan và còi
3. Phòng bệnh
Bệnh đường ruột ở tôm hiện nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả nhất do đó bà con cần tiến hành phòng bệnh hiệu quả nhất như sau:
- Chọn thức ăn chuyên dùng cho tôm, thức ăn phải có đủ các chất dinh dưỡng, thức ăn đúng kích cỡ phù hợp cho từng giai đoạn nuôi, nên điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp và không bị dư thừa thức ăn.
- Thức ăn phải được bảo quản tốt, không nhiễm nấm mốc, độc tố.
- Ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại, kết hợp sử dụng các loại chế phẩm vi sinh định kỳ để phân hủy các loại hữu cơ và thức ăn dư thừa trong ao. Bà con có thể tham khảo chế phẩm vi sinh để xử lý nước, xử lý nền đáy ao, phân hủy thức ăn thừa, chất hữu cơ trong ao nuôi
- Trong quá trình nuôi nên bổ sung thường xuyên men tiêu hóa có lợi cho đường ruột của tôm
- Tăng cường men vi sinh đường ruột khi tôm đã hồi phục (vì khi tôm đang ăn thuốc thì không dùng men đường ruột) và tăng cường sức khỏe tôm bằng C, vitamin tổng hợp./.
- Trong trường hợp nước ao ô nhiễm, nên thay dần bằng loại nước đã qua xử lý (1 lần thay khoảng 30% nước ao để tôm có thời gian thích nghi dần – ao nuôi có điều kiện thay nước)
- Khi thấy tôm có các biểu hiện của bệnh thì giảm thức ăn còn 70%
- Mật độ nuôi thả phù hợp với diện tích ao nuôi, không nên thả quá dày.
- Trước khi nuôi thả phải cải tạo, chuẩn bị ao thật kỹ, đúng quy trình, có đầy đủ các thiết bị, máy móc để phục vụ cho quá trình nuôi.
- Ổn định mực nước phù hợp trong suốt quá trình nuôi tôm từ nhỏ để khi thu hoạch.
- Kiểm soát mật độ tảo trong ao nuôi định kỳ bằng chế phẩm vi sinh
Danh mục
Bài viết nổi bật
Bài viết khác